Phòng ngừa cảm lạnh thế nào?

Xin hỏi bác sĩ vì sao như vậy? Phòng ngừa cách nào?

Trịnh Thị Tuyết (trinhtuyet@gmail.com)

Các triệu chứng điển hình ban đầu của cảm lạnh thông thường là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh thông thường và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng. Cảm cúm cũng có triệu chứng tương tự: bắt đầu bị cảm, hiện tượng tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa. Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục. Một hai ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực, đi tiểu ít, đờm, nước mũi nhiều có thể lỏng hoặc đặc. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Để điều trị cảm lạnh, hiện tại không có loại thuốc nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước (nước quả tươi càng tốt). Súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra các loại thuốc tra giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Trường hợp của em có lẽ sau sinh thiếu ngủ,̀ không được nghỉ ngơi và dinh dưỡng không đủ nên dẫn đến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng do đó dễ mắc bệnh. Để phòng ngừa, em nên giữ ấm cổ, đi đường nên đeo khẩu trang để tránh gió và bụi; khi tắm cần có đèn sưởi, tắm xong không ra gió, nếu thấy lạnh người nên uống nước trà gừng hoặc xoa dấu gió vào gan bàn chân, cổ và huyệt phong trì; đi đường nên đeo khẩu trang.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phòng viêm thanh quản

7 sự tổn hại nặng nề đối với cơ thể khi nóng giận

5 nguy cơ thường trực gây điếc